MSDS, Datasheet là gì ý nghĩa kí hiệu cảnh báo GHS

Ý nghĩa của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS ? 
Datasheet là gì ? cách đọc Datasheet
Biểu tượng cảnh báo GHS trên bao bì thùng dầu-hóa chất. Tất cả sẽ được chia sẻ ngay tại đây.
Ý nghĩa biểu tượng GHS trên MSDS

Datasheet là gì ?

Là bảng dữ liệu hoặc bảng thông số kỹ thuật là tài liệu tóm tắt hiệu suất và các đặc điểm khác của sản phẩm, máy móc, thành phần, vật liệu, hệ thống con hoặc phần mềm với đầy đủ chi tiết cho phép người mua hiểu sản phẩm là gì và kỹ sư thiết kế để hiểu được vai trò của thành phần trong hệ thống tổng thể. Nó là tài liệu thân thuộc với bất kì kĩ thuật nào. Vấn đề lớn nhất là khi gặp bảng Datasheet của ngành mới nếu chưa có có kiến thức chuyên môn bạn sẽ khó lý giải được ý nghĩa của thông số trong Datasheet. Vì vậy bạn cần tham khảo những diễn giải bảng Datasheet theo từng lĩnh vực cụ thể để hiểu cặn kẽ về từng tham số.

Datasheet dầu nhớt công nghiệp

Thông số Datasheet dầu công nghiệp

Hướng dẫn cách đọc Datasheet và ý nghĩa các thông số trong Datasheet dầu công nghiệp. Tham khảo bài viết dưới đây.

MSDS là gì ?

MSDS là viết tắt của từ Material Safety Data Sheet, có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. MSDS là văn bản chứa các thông tin của các loại hóa chất nào đó với mục đích chính là giúp những người làm việc có thể hiểu biết và chủ động khi tiếp xúc gần với các loại hóa chất đó. Nhằm đảm bảo an toàn cho mình và xử lý được các tình hình bất ngờ khi bị ảnh hưởng.

MSDS thường được áp dụng với các mặt hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng.v.v... Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này sẽ có hướng dẫn cụ thể để giúp bạn phòng tránh và xử lý trong những trường hợp rủi ro hóa chất có thể gây ra.

Chính vì vậy, khi muốn xuất nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm, bắt buộc các doanh nghiệp phải xuất trình được MSDS thì mới có thể xem xét có nhận vận chuyển hàng hay không.

Công dụng và chức năng của MSDS

Dựa vào MSDS sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phù hợp khi vận chuyển hàng hóa. Không chỉ đảm bảo quá trình bốc xếp hàng hóa dễ dàng mà bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này còn giúp bạn xử lý các sự cố bất ngờ, giải quyết nhanh chóng mọi việc dễ dàng hơn.

Ngoài ra, MSDS còn giúp cảnh báo các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/ hóa chất khi bạn không tuân thủ đúng khuyến nghị khi vận chuyển, xử lý vật liệu/ hóa chất đó.
Cung cấp cho người lao động các thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu/ hóa chất an toàn nhất.
Tài liệu chỉ dẫn an toàn hóa chất sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc an toàn, đảm bảo đầy đủ các biện pháp, thiết bị , quy trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với vật liệu/ hóa chất trong quá trình làm việc.
Cung cấp đầy đủ thông tin cho mọi người khi ứng cứu sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động. Nhận biết được các dấu hiệu, triệu chứng phơi nhiễm quá mức và đề xuất các xử lý cho từng trường hợp.

Nội dung của bảng MSDS chứa gì ?

Một bảng MSDS sẽ phải có chứa đầy đủ và chính xác các thông tin dưới đây:
1 Tên thành phần các hóa chất
Bao gồm đầy đủ các hóa chất cấu thành sản phẩm và được đánh dấu nhận biết hóa chất nguy hiểm.  Dựa vào số CAS- số hiệu của chất hóa học để xác minh chính xác thành phần hóa học đó vì có nhiều trường hợp một hóa chất có nhiều tên gọi khác nhau.
2 Người lập MSDS
Đầy đủ thông tin người lập MSDS bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ,… ngày lập MSDS,..
3 Thông tin sản phẩm hàng hóa
Các giấy tờ chứng từ mua bán có thông tin sản phẩm, thành phần cấu tạo, công thức hóa học, khối lượng phân tử tạo nên sản phẩm đó cũng được ghi chính xác.
4 Tính lý tính
Liệt kê rõ sản phẩm ở dạng gì: rắn, lỏng hay khí. Hình dáng bên ngoài sản phẩm, khối lượng riêng, độ pH, độ sôi, độ bay hơi,..
5 Khả năng cháy
Nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm và cách để xử lý khi xảy ra cháy nổ thế nào? Các thông tin về lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa đúng kỹ thuật thế nào.
6 Phản ứng của sản phẩm
Thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất đó với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thế nào. một số thông tin về yêu cầu bảo quản, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. Kèm theo đó là cách xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra đột xuất.
7 Độ độc hại (độc tính)
Chất hóa học độc hại tác động thế nào với người tiếp xúc. Cách xử lý, cấp cứu khi có người nhiễm độc hóa chất khi tiếp xúc trực tiếp.
Cách xử lý khi người lao động tiếp xúc hóa chất đó với da, mắt hay nuốt phải. Độ độc hại với môi trường thế nào? Mức độ ô nhiễm cụ thể với nước, không khí, đất dựa trên chỉ số phát tán ra môi trường.

GHS là gì ?

GHS: Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. Là tiêu chuẩn do Liên Hợp Quốc phát triển nhằm tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa việc phân loại và ghi nhãn hóa chất trên phạm vi toàn cầu. 

Giúp người tiêu dùng, người lao động, nhân viên vận chuyển, lực lượng ứng phó khẩn cấp.
Mục tiêu cốt lõi của tiêu chuẩn GHS là cải thiện mức độ bảo vệ sức khỏe con người và sức khỏe môi trường trong quá trình xử lý, vận chuyển, và sử dụng hóa chất.

Ý nghĩa các biểu tượng

GHS biểu tượng thường dùng
Biểu tượng chia thành nhiểu nhóm:
  1. Các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm vật lý
  2. Các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm về thể chất và sức khỏe
  3. Các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm môi trường
  4. Ký hiệu tượng hình vận chuyển
  5. Các lớp vận tải GHS khác
VN-GHS: Việt Nam là quốc gia có tham gia hệ thống GHS.
Thông qua Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Việt Nam đã áp dụng các quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của tiêu chuẩn GHS kể từ phiên bản 2 (2007) trở đi.

Theo đó, việc phân loại, ghi nhãn hóa chất và phiếu an toàn hóa chất là bắt buộc đối với đơn chất nguy hiểm, kể từ ngày 30/03/2014, và đối với hỗn hợp nguy hiểm, kể từ ngày 30/03/2016. Theo như quy định, SDS phải được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Dầu nhớt công nghiệp được xếp loại là một loại hóa chất. Trên mỗi xô dầu đều in GHS bằng tiếng Việt.

0 Nhận xét