Đơn vị đo áp suất khí Bar, Mpa, Psi, Kg/cm2 Quy đổi

Đơn vị đo áp suất
Đơn vị đo áp suất phổ biến của các nước thường khác nhau. Dẫn đến máy móc thiết bị dùng trong công nghiệp có nhiều thang đo khác nhau. Bài viết hôm nay Huy giới thiệu một số
  • Đơn vị đó áp suất dùng phổ biến trong ngành khí nén, khí công nghiệp.
  • Ý nghĩa của các đơn vị đo.
  • Quy đổi qua lại giữa nhiều đơn vị đo.
Với khí nén có hai dạng đơn vị đo áp suất chính là những đơn vị đó áp suất dương cho máy nén, những đơn vị đo áp suất âm cho dạng máy hút chân không (áp suất chân không).

03 đơn vị đo áp suất phổ biến với khí nén công nghiệp

Đơn vị đó áp suất khí nén được sử dụng cho máy nén khí. Cũng như những loại khí công nghiệp khác. Tương ứng với chúng là câu chuyện thú vị về nguồn gốc của chúng.

1, PSI (pound / inch vuông)

Đồng hồ thang đo PSI
PSI là một đơn vị đo áp suất hoặc áp lực có xuất xứ từ Bắc Mỹ. Ký hiệu PSI là viết tắt của cụm từ ” Poundper Square Inch ”
Đơn vị đo áp suất dùng mặc định cho máy nén khí có thương hiệu USA như Sullair, Ingersoll rand.

Đơn vị PSI rất quen thuộc với người Mỹ nhưng chúng lạ lẫm với Việt Nam. Con số quy đổi sang kgf/cm2 cũng là con số lẻ nên khó nhớ với hầu hết kỹ thuật.

2, Bar, Mpa

Đồng hồ thang đo Bar-Mpa
Bar là một đơn vị đo áp suất, dùng phổ biến nhất không chỉ dùng cho máy nén thương hiệu EU mà chúng gần như mặc định dùng cho hầu hết thương hiệu máy nén khí còn lại. Hoặc được tích hợp hiển thị thay thế trong bo điều khiển điện tử. Nhưng Bar không phải là một đơn vị của hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Bar được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy - Vilhelm Bjerknes (người tìm ra phương pháp dự báo thời tiết hiện đại).
Đến năm 2004 Bar được công nhận hợp pháp tại các quốc gia châu Âu. Một số đơn vị nguồn gốc từ Bar như: Megabar(Mbar), Kilobar (Kbar), Decibar (dbar), Centibar (cbar), Milibar (mbar hoặc mb).
1bar= 1.02Kg/cm2 nên với thang đo đồng hồ áp suất khí nén độ chính xác tương đối thường coi chúng bằng nhau.

Mpa: Đơn vị đo dùng phổ biến cho những dòng máy nén khí hương hiệu Nhật Bản.

3, kg/cm2:

Đơn vị đo áp suất phổ quen thuộc với hầu hết kĩ thuật Việt Nam

Quy đổi đơn vị áp suất phổ biến

01bar = 0.1Mpa = 1.02 kgf/cm2 = 14.5 Psi
Riêng với máy nén khí bạn chỉ cần quy đổi giữa 03 đơn vị chính trên. tương ứng với những thương hiệu máy nén khí xuất xứ EU, Nhật Bản, USA, Trung Quốc.

Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi giữa tất cả các đơn vị đo áp suất

Diễn giải ý nghĩa đơn vị đo

Công thức tính lực áp suất
Với ứng dụng khí nén đơn giản hơn ứng dụng thủy lực. Bạn chỉ cần hiểu áp suất khí nén với công thức đơn giản trên.

Ví dụ: xi lanh có diện tích hữu dụng tiếp xúc vuông góc với khí nén S=2cm2. Khi có áp suất 1kgf thì xy lanh tạo ra lực đẩy trên dầu ty xy lanh là: 1 * 2 = 2 kg. tương tự khi đưa áp suất 8kgf/cm2 vào xi lanh nó sẽ tạo ra lực đẩy 8 * 2 = 16kg.

Tính theo ” hệ mét ” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn

1 bar = 0.1 Mpa ( megapascal )

1 bar = 1.02 kgf/cm2

1 bar = 100 kPa ( kilopascal )

1 bar = 1000 hPa ( hetopascal )

1 bar = 1000 mbar ( milibar )

1 bar = 10197.16 kgf/m2

1 bar = 100000 Pa ( pascal )

Tính theo ” áp suất ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar = 0.99 atm ( physical atmosphere )

1 bar = 1.02 technical atmosphere

Tính theo ” hệ thống cân lường ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar = 0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )

1 bar = 14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )

1 bar = 2088.5 ( pound per square foot )

Tính theo ” cột nước ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar = 10.19 mét nước ( mH2O )

1 bar = 401.5 inc nước ( inH2O )

1 bar = 1019.7 cm nước ( cmH2O )

Tính theo ” thuỷ ngân ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar = 29.5 inHg ( inch of mercury )

1 bar = 75 cmHg ( centimetres of mercury )

1 bar = 750 mmHg ( milimetres of mercury )

1 bar = 750 Torr

Những đơn vị đó áp suất khác và ứng dụng

Pascal (Pa) 

là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI), được đặt theo tên của một nhà toán học và vật lý người Pháp - Blaise Pascal.

1 pascal áp suất được tính bằng áp lực 1 newton tác dụng lên bề mặt có diện tích 1 mét vuông (1 Pa = 1 N/m² ). Áp suất 1 Pa rất nhỏ, xấp xỉ bằng áp lực của một vật thể nhỏ như cái bút đặt trên bàn.

Đơn vị đo Pa khá nhỏ chỉ dùng trong đo thường thí nghiệm hoặc những ứng dụng đo áp suất biến đổi nhỏ, áp suất âm như áp suất hút bơm chân không. Với lĩnh vực cần thang đo lớn người ta thường dùng bội số của Pa là Mpa, Kpa.

1 Mpa = 1000 Kpa = 1000 000 Pa.

atm

Atmotphe (Standard atmosphere, kí hiệu: atm) là đơn vị đo áp suất không thuộc đơn vị đo lường quốc tế SI. Đơn vị tính 1 atm tương đương với áp suất của cột thủy ngân cao 760 mm tại nhiệt độ 0 °C (tức 760 Torr) dưới gia tốc trọng trường là 9,80665 m/s².

Quy đổi đơn vị đo áp suất Atmotphe: 1 atm = 101325 Pa và 1 atm = 1 bar.

Áp suất chân không - áp suất âm

Áp suất chân không là giá trị áp suất của lượng vật chất còn lại trong một khoảng không gian nhất định. Giá trị áp suất sẽ tỉ lệ nghịch với số lượng vật chất trong đó. Nghĩa là khi áp suất chân không càng cao thì lượng vật chất trong môi trường càng ít đi.

Có thể hiểu đơn giản áp suất chân không là áp suất thấp hơn áp suất khí quyển P0.

p0 áp suất khí quyển theo tiêu chuẩn mực nước biển 101325 Pa.

Áp suất chân không tuyệt đối là môi trường chân không hoàn hảo có áp suất chân không đạt 0 Torr hoặc 0 kPa(áp suất âm tuyệt đối). Thực tế rất hiếm có môi trường chân không tuyệt đối.

Môi trường chân không có tên tiếng anh vacuus, có nghĩa là khoảng trống. Tức định ngĩa một khoảng trống có thể tích lớn hơn 0 nhưng không chứa vật chất bên trong với khối lượng = 0. 

Đơn vị đo áp suất chân không hay còn gọi là độ chân không, thường được biểu diễn dưới đơn vị Torr, mBar, Pa, mmHg, Psi.v.v..

Đồng hồ đo áp suất bơm hút chân không

0 Nhận xét