HD Bảo dưỡng định kì máy nén khí trục vít ngâm dầu

Checklist sua chua may nen khi Loạt bài Hướng dẫn bảo dưỡng máy nén khí trục vít ngâm dầu(oil injected). Chia sẻ đầy về bảo dưỡng máy nén khí trục vít ngâm/phun dầu. Nội dung được áp dụng cho mọi máy nén công nghệ trục vít ngâm dầu.
Nhằm tránh nội dung trùng lặp, giúp kĩ thuật có thể nắm bắt từ gốc rễ, nguyên lý đến thực tế áp dụng vào máy nén khí nhà máy xử dụng. Nội dung chia sẻ chuyên theo hãng máy nén khí được xử dụng phổ biến tại Việt Nam như Hitachi, Atlas copco, Sullair, Ingersoll Rand... sẽ được sen kẽ trong loạt bài viết này.


Nếu bạn cần dịch vụ bảo dưỡng máy nén khí chuyên nghiệp hãy liên hệ tới:
Mobile: 0974 899 898 (Zalo, Mr.Huy)
Email: khinenachau@gmail.com

Tổng quan về bảo dưỡng máy nén khí

Bài viết giới thiệu theo danh mục từng thiết bị chính trong máy nén khí, hệ thống khí nén. Nội dung giúp quản lý kĩ thuật, kĩ thuật nắm bắt được hạng mục bảo dưỡng cần thiết. Đồng thời Huy giải thích
Tại sao cần bảo dưỡng?
Bảo dưỡng như thế nào?
Kinh nghiệm của Huy nhằm tiết kiệm chi phí, nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Bài viết cũng sẽ giúp kĩ thuật chuẩn đoán, làm cơ sở chuẩn đoán cho các bệnh máy nén khí thường gặp.

1,Check list bảo dưỡng

Mọi công việc, mô hình bảo dưỡng đều dùng số giờ chạy máy làm thước đo thời gian tính toán lịch bảo dưỡng, lịch thay thế phụ tùng. Vậy số giờ chạy máy là gì?
Giờ chạy máy(Runing hour) là tổng số giờ máy chạy(động làm việc), không kể thời gian nghỉ chờ standby. Bao gồm số giờ máy chạy có tải + số giờ chạy máy không tải.
giờ có tải (Load hour) là tổng số giờ máy chạy có tải (sản sinh ra khí nén)
giờ không tải(Unload hour) là số giờ máy nén khí chạy vô công. Máy nén không sản sinh ra khí nén nhưng động cơ vẫn quay nó tiêu tốn khoảng 40 đến 60% điện năng lúc có tải. Số giờ chạy máy dùng tính toán, làm thước đo lịch bảo dưỡng là số giờ chạy máy(Runing hour)

Check list bảo dưỡng/sửa chữa là danh sách tên phụ tùng, mã phụ tùng, thay thế theo chế độ bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Nó được tính theo giờ chạy máy nén khí (3000h, 6000h, 8000h, 72000h...)
Thông thường Check list được cung cấp bởi nhà sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế Check list được tạo ra bởi đơn vị sửa chữa và bảo dưỡng máy nén khí. Nó căn cứ vào hiện trạng máy nén khí đang xử dụng. Thông thường nó sẽ nhiều hạng mục hơn Check list khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Với đơn vị bảo dưỡng giá rẻ thường check list sẽ được rút gọn đến tối thiểu thông thường chỉ bao gồm lọc máy nén, dầu, vệ sinh giàn làm mát.
Với đơn vị lớn về bảo dưỡng Check list thường nhiều hơn nhu cầu thay thế và sửa chữa thực tế nhằm bán được nhiều phụ tùng hơn. Bằng chứng các hãng máy nén khí luôn có lợi nhuận từ bán máy mới nhỏ hơn lợi nhuận từ dịch vụ bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng. Nếu bạn đọc qua bài viết này bạn cũng sẽ nhận ra những hãng mục thay thế phi lý được nhà cung cấp liệt kê.

Vậy một đơn vị bảo dưỡng tốt là đơn vị xử dụng một check list bảo dưỡng vừa đủ theo nhu cầu thay thế thực tế của máy nén khí. Đây cũng là lý do chính Huy viết bài này.

2, Bảo dưỡng lọc máy nén (Filter element)

Hạng mục này chỉ bao gồm lọc hao mòn bên trong máy nén khí, chưa bao gồm lọc đường ống, lọc phụ trợ sau máy nén.

Tại sao phải thay lọc sau 6000h/06 tháng~01năm chạy máy?
Lọc là bộ phận tham gia trực tiếp vào quy trình hoạt động của máy nén khí, nó không đóng vai trò bổ trợ như một số máy sản xuất khác. Tham khảo thêm bài viết về lọc dầu, lọc gió, lọc tách để biết thêm chức năng của lọc.
Lọc được làm từ màng giấy hoặc nguồn gốc từ giấy. Thành phần này sẽ bị suy giảm chức năng khi đã ngậm bụi, dầu máy nén khí
Khi nào cần vệ sinh hay thay lọc?
Thường lọc dầu, lọc gió, lọc tách, dầu được thay cùng nhau nên tôi sẽ nói chung cho 03 loại lọc.
Có hai cách tính tuổi thọ cho lọc phụ thuộc vào phương pháp bảo dưỡng bạn xử dụng
-Thay lọc theo số giờ chạy máy.
Cứ 3000h, 6000h chạy máy sẽ tiến hành thay lọc và dầu. Hình thức này áp dụng với phương pháp bảo dưỡng phổ biến nhất được áp dụng tại các nhà máy hiện nay. Phương pháp bảo dưỡng định kì. Ưu nhược điểm của phương pháp này so với 02 phương pháp còn lại bạn có thể đọc thêm

>> Sổ tay bảo dưỡng công nghiệp

-Thay lọc dựa theo thông số kĩ thuật:
Phương pháp này dựa trên chênh áp của lọc, nói cách khác là tổn thất áp suất của lọc để quyết định thời điểm thay lọc. Với các máy nén khí mới ngày nay sử dụng bảng điều khiển điện tử. Thương hiệu lớn thường tích hợp nhiều cảm biến áp suất, kết hợp đồng hồ đo áp suất tại các vị trí quan trọng trên máy.
Với lọc gió sẽ có công tắc báo nghẹt khi lọc gió bẩn công tắc sẽ tác động cảnh báo lọc gió bẩn, nếu vượt ngưỡng máy có thể dừng. Ngoài báo về bo điều khiển, tại bầu lọc gió có lắp chỉ thị màu xanh/vàng/đỏ cảnh báo cho thợ vận hành máy mức độ bẩn của lọc gió.

Lọc dầu thường chỉ có cảm biến nghẹt lọc dầu. Bên cạnh cảm biến nhằm đảm bảo luôn có dầu bôi trơn đầu nén trong mọi trường hợp lọc dầu sẽ có thêm van bypass. Vài thương hiệu như Sullair, Atlas van được tích hợp luôn trên đế bắt lọc dầu. Nếu màng lọc nghẹt chênh áp màng lọc lớn hơn giới hạn dầu có thể đi tắt qua lọc dầu.

Lọc tách dầu nếu máy có từ 02 cảm biến áp suất trở nên máy sẽ báo áp suất thùng dầu P1 tức trước lọc tách dầu, và cảm biến áp suất P2 báo áp suất tại đầu ra của máy nén khí. Khi đen ta P (P1-P2) lớn hơn ngưỡng cho phép máy sẽ báo nghẹt lọc tách dầu. Với người vận hành khi quan sát thấy độ chênh áp nằm từ 0.25~0.75Mpa(kg/cm2) thì lọc tách còn hoạt động tốt. Chênh áp xấp xỉ 0.75Mpa hoặc hơn tức lọc tách cần phải thay trước khi đến ngưỡng nghẹt(0.85~1Mpa). Thông số này cũng đánh giá chất lượng của lọc tách tốt hay không tốt. Lọc tách tốt sẽ có độ chênh áp thấp và duy trì với thời gian dài. Lọc kém chất lượng có độ chênh áp cao hoặc nhanh đạt ngưỡng nghẹt.


Lưu ý: Khi thay lọc dầu/ lọc tách cần thay dầu đồng bộ. Việc thay lọc khi chưa thay dầu sẽ làm lọc nhanh nghẹt hơn vì nó phải làm việc với dầu cũ đã chứa lượng bẩn sẵn có. Tuổi thọ lọc cũng phụ thuộc lớn vào chất lượng dầu. Một số hãng như Hitachi sẽ không tích hợp cảm biến P1 nhưng sẽ có đồng hồ áp suất gắn tại thùng dầu để đo áp suất P1. Máy cũng gắn thêm công tắc báo quá áp khi áp suất P1 lớn hơn giới hạn cho phép máy sẽ cảnh báo trên bảng điều khiển.

3, Dầu máy nén khí

Dầu thường được thay thế cùng lọc máy nén khí tại mục 1. Dầu máy nén khí đóng vai trò quan trọng bậc nhất đến khả năng vận hành của máy. Dầu gồm hai nhóm chính:
Dầu gốc khoáng có giá thành rẻ, tuổi thọ ngắn 2000~6000h chạy máy. Có nhiều rủi do về nhiệt cao, đóng keo
Dầu gốc tổng hợp: dầu chất lượng cao hơn dầu gốc khoáng có tuổi thọ 8000h ~ 12000h chạy máy.
Với bảo dưỡng dầu chỉ là một vật tư thay thế. Tuy nhiên chọn lựa và xử dụng dầu là cả một vấn đề rộng lớn được tôi viết trong series bài viết về dầu.
Dầu chuyên dùng cho thực phẩm, tẩy rửa máy. Nó ứng dụng cho máy nén làm việc chuyên biệt được tôi đề cập đến trong một bài viết chuyên biệt cũng nằm trong series bài viết về dầu máy nén khí.

4, Hạng mục thiết bị điện (electric system)

Hạng mục này thường bị bỏ qua trong những lần bảo dưỡng. Ngày nay cũng rất sẵn có các thiết bị đóng cắt thay thế nên việc bảo dưỡng thường không áp dụng. Nếu bạn chỉnh chu bạn nên tiến hành bảo dưỡng định kì. Nó thực sự hữu ích khi máy nén khí của bạn có xuất xứ từ các nước G7, thiết bị điện trang bị cho máy có thể sử dụng điện áp 24V, 110V loại không bán sẵn trên thị trường. Trong tủ điện của máy nén có lẽ bạn cần quan tâm nhất đến kiểm tra thiết bị đóng cắt tránh move tiếp điểm,tụ điện lắp song song với khởi động từ bị già hóa. Kinh nghiệm sửa máy của tôi cho biết động cơ bị cháy là chuyện bình thường, không phải máy nén khí nào cũng được bảo vệ dòng bằng TI, lắp Atomat bảo vệ đúng dòng làm việc của máy nén. thiết bị bảo vệ cần test định kì để chắc chắn nó còn hoạt động không bị kẹt bởi một chú thạch thùng hay rỉ sét.

5, Động cơ và biến tần (Motor-Invecter)

Với dơn vị bảo dưỡng chuyên nghiệp động cơ được quan tâm bảo dưỡng định kì bơm mỡ vòng bi, kiểm tra độ dung, loại động cơ hở làm mát quận dây trực tiếp bằng gió cần vệ sinh bụi bẩn...Tuy nhiên cũng không thiếu đơn vị xử dụng không làm bảo dưỡng động cơ dẫn đến một số sự cố về vòng bi, cháy, kẹt, cong, vẩy trục. Với động cơ một số hãng có tích hợp công tắc nhiệt nhắc nhở bơm mỡ, kiểm tra khi nhiệt độ động cơ chính cao. Máy nén khí Atlas copco còn gắn phớt chắn dầu tại khoang động cơ việc bơm mỡ càng được lưu ý, vì nếu có sự cố với động cơ chi phí xử lý sẽ tốn kém, vật tư và nhân công kĩ thuật. Trên các động cơ thường gắn tem nhãn về số giờ bơm mỡ (3000/4000/6000h) Kèm số lượng mỡ bơm trên ổ bi 20gam/30gam hay 40gam.

Với vòng bi có nắp được tra mỡ sẵn nó có thể chạy hết tuổi thọ mà không cần tra thêm mỡ. Tuy nhiên bạn cần xác định chính xác máy nén của mình có đang xử dụng loại vòng bi có nắp hay không. Tôi đi làm và nhận thấy nhiều hãng ghi nhãn động cơ xử dụng bi có nắp nhưng bên trong vẫn dùng bi không nắp, cũng có trường hợp vòng bi được cậy bỏ 01 bên nắp để chắn mỡ văng vào phía roto động cơ nhưng nắp đối diện vẫn để hở phục vụ bơm mỡ định kì.

Biến tần là thiết bị điện tử có nhiều linh kiện điện tử công suất nên phát sinh nhiệt lớn trong quá trình hoạt động. Đảm bảo biến tần được làm mát tức tăng tuổi thọ cho biến tần. Công việc bảo dưỡng biến tần là gắn liền với vệ sinh bụi, vệ sinh quạt làm mát, thay quạt làm mát định kì(cooling fan). Những hãng mục bảo dưỡng chuyên sâu hơn không áp dụng với thợ máy nén khí. Thường sẽ sửa hoặc thay khi hỏng.

6, Van và cụm van

Máy nén khí là hệ thống xử dụng rất nhiều van, van khí nén, van điện khí nén, van dầu, van nhiệt...Hệ thống van của máy nén khí được chia làm hai nhóm van chức năng và van bảo vệ. Một thợ sửa máy nén khí lành nghề, xử lý sự cố nhanh, giúp máy hạn chế tình trạng hoạt động phập phù có lẽ hiểu biết chức năng các loại van kĩ năng đánh giá, bảo dưỡng ra quyết định thay thế hợp lý là quạn trọng nhất. Tất nhiên bạn có thể bù đắp bằng cách thay thế nó định kì. Nhưng một thực tế phũ phàng máy nén khí có thể được thay lọc, dầu một cách lãng phí thì van lại thường không được quan tậm. Sau 5 năm hoạt động máy thường có các dấu hiệu hoạt động sai, không đầy đủ chức năng nguy hiểm nhất là thợ sửa máy nén cắt bớt chức năng hoạt động hoặc bảo vệ các cụm van làm máy hoạt động tiêu tốn điện năng, sảy ra hư hỏng nặng vì không còn chức năng bảo vệ.

Với các cụm van bạn sẽ thấy các bộ KIT là quan trọng, trong bộ kít thay thế roăng cao su là chủ chốt. Roăng cao su là thành phần cần được thay thế khi bảo dưỡng, với các cụm van không ngâm dầu thì mỡ bôi trơn là vị thần bảo trợ cho cụm van được hoạt động bền bỉ.

Van quan trọng
Cụm van cổ hút, van điện từ, van điều áp, van quá áp, van xả cấp tốc (blow-of valve) đây là nhóm van điều khiển trực tiếp việc đóng mở tải máy nén khí. Nó liên quan trực tiếp đến hiện tượng máy chạy không có khí, máy chạy quá áp không dừng, máy bị ộc dầu cổ hút khi dừng máy....

Van hồi dầu (oil recovery check valve)
Thực chất đây là van một chiều có chức năng cho dầu hồi thu được sau màng tách dầu sẽ quay lại đầu nén. Van này tuy bé và đơn giản nhưng lại có tác động lớn đến hiện tượng hao dầu, khí xử dụng có hàm lượng dầu lớn hơn cho phép (>3~6 microgam/m3 khí nén). Do lượng dầu thu hồi sau màng tách dầu thường nhỏ nên đường hồi dầu thường bị thu hẹp tại vị trí van hồi dầu nhằm đảm bảo lượng dầu hồi về vừa hết tránh thất thoát khí nén. Van cũng thường tích hợp lưới lọc cặn. Hai yếu tố trên dẫn đến một nhược điểm van có thể bị nghẹt, tắc bởi chính giấy màng lọc tách dầu thoát ra, roăng amiang làm kín tách, keo làm kín mặt bích bôi thừa, keo dầu, ghim dẫn điện của tách dầu....Van cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kì.

Van nhiệt (Thermostat valve)
Van nhiệt là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến máy nén khí hoạt động nhiệt độ cao vào mùa hè. Van nhiệt được cấu tạo với ti giãn nở tỉ lệ với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thấp hơn 45 độC với đa số hãng máy một số hãng sẽ thấp hoặc cao hơn van sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn đường dầu từ bình dầu qua giàn trao đổi nhiệt. Khi nhiệt độ tăng nên van sẽ mở dần cửa cho lượng dầu qua giàn trao đổi nhiệt tăng nến. Đến 72~80 độ C van sẽ mở hoàn toàn cho toàn bộ 100% lượng dầu đi qua giàn làm mát. Van tuy không cần bảo dưỡng nhưng cần test và thay định kì nếu có thể. Những dấu hiệu cho thấy van bị hỏng. vào mùa đông nhiệt độ dầu máy hoạt động quá thấp dưới 70 độ C. Trong dầu suất hiện nhũ tương nhìn qua mắt thăm dầu có màu trắng sữa, nhiều bọt. Máy hoạt động với nhiệt độ cao. Lưu ý nhiệt độ cao có nhiều nguyên nhân, van nhiệt là một trong nhưng nguyên nhân hàng đầu.

Van chặn dầu (Oil stop) Với đa số hãng máy cụm van này hoạt động bền bỉ nhờ ngâm trong môi trường dâu và kết cấu đơn giản. Riêng với van chặn dầu máy Atlas copco bạn nên thường xuyên bảo dưỡng, thay roăng / KIT.

Van áp suất tối thiểu (MPV)
Đúng như tên gọi cụm van có chức năng duy trì áp suất tối thiểu bên trong máy nén khí nhằm đảm bảo dầu luôn được tuần hoàn trong máy nén. Dầu trong máy nén hoạt động dựa trên chênh lệch áp suất cao của bình chứa dầu với áp suất thấp điểm hút khí của đầu nén. Cụm van này thường hoạt động trong môi trường có hơi nước, nóng nên roăng cao su hay giòn, lo xò han rỉ dẫn đến gãy.

Ngoài chức năng duy trì áp suất tối thiểu (2~4,5Mpa) cụm van này còn là van một chiều đảm bảo khí từ tải không rò ngược lại bình dầu. Việc này ngoài đảm bảo khí không xông ngược lại các cụm van điều khiển nó còn ngăn chặn nước từ đường ống chảy ngược lại bình chứa dầu. Nước chảy ngược bình dầu là hiện tượng rất nguy hiểm nó choán thể tích dầu vì nước nặng hơn dầu làm dầu dâng nên cao và đi ra ngoài theo đường khí khi máy hoạt động, rò rỉ qua van xả cấp tốc, van cấp khí điều khiển ra bên ngoài máy. Với dầu máy nén khí giá rẻ nước nhiều không kịp bay hơi khi hoạt động sẽ làm dầu bị nhũ tương hóa, hiện tượng nhũ tương dầu lâu dài có thể phá hủy vòng bi và bề mặt trục vít. Tuy nhiên hiện tượng này nguy hiểm với máy nén khí hoạt động ít, máy dự phòng. Với máy hoạt động liên tục nhiệt độ dầu máy nén khí sẽ nhanh tróng đuổi lượng nước ngậm trong nó.

Van bảo vệ và van an toàn
Nhóm van này hằng năm cần được vệ sinh tra dầu mỡ, thay roăng cao su đảm bảo không bị rỉ sét, kẹt van khi máy bị sự cố van lại không bảo vệ gây nguy hiểm cho máy và người xử dụng khí.

7,Giàn trao đổi nhiệt /Két làm mát (Air cooler /Oil cooler)

Với giàn trao đổi nhiệt bằng khí cần vệ sinh bằng khí nén thường xuyên theo tuần hoặc tháng, vệ sinh bằng nước áp lực cao bên ngoài khi quá bẩn, nghẹt lan tản nhiệt, cáu két, sơn, bông, dầu mỡ... bám không vệ sinh bằng khí nén được.
Xục rửa bên trong, xử dụng hóa chất thích hợp với cặn bẩn dầu nếu có bám bẩn. Công việc này được hầu hết các thợ sửa chữa thực hiện. Ý thức được sự cần thiết thợ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều thực hiện.
Sự khác nhau trong bảo dưỡng két làm mát là đánh giá của thợ sửa chữa, sử dụng dụng cụ vệ sinh không làm móp méo lan nhôm tản nhiệt.
Không lạm dụng hóa chất tẩy rửa làm bong tróc lớp sơn, ăn mòn nhôm(vì nhôm rất rễ bị hóa chất tẩy rửa gốc axit, gốc bazơ ăn mòn)

Giàn trao đổi nhiệt nước
Cần quan tâm, dùy trì tình trạng nước mềm. vệ sinh cặn vôi định kì bằng hóa chất kết hợp cọ rửa cơ khí khi màng bám dầy. Không nên bỏ qua công việc bảo dưỡng này thường xuyên. Khi giàn trao đổi nhiệt đã đóng cặn vôi quá nhiều gây nghẽn đường nước làm mát, dòng nước chảy trong giàn trao đổi nhiệt bị thay đổi dẫn tới đóng cặn không đầu trên thành ống. khi cặn vôi đóng không đều việc loại bỏ tốn kém chi phí. Với các phương pháp tẩy cặn mạnh thường xử dụng hóa chất axit vô cơ gốc clo hoặc tương tự (Hữu cơ vẫn còn rất đắt ít dùng), ngay cả khi xử dụng hóa chất bảo vệ bề mặt nó vẫn có thể làm thủng các đống đồng dẫn dầu/khí. Lý do rất đơn giản thợ tẩy cặn căn cứ nồng độ hóa chất, nồng độ sản phẩm phản ứng hóa học để trâm thêm bớt hóa chất, cho hóa chất bảo vệ bề mặt kim loại. Nhưng do đóng cặn không đều sẽ có vị trí bám mỏng hóa chất sẽ ăn mòn hết cặn trước và ăn mòn đến ống đồng. Nếu điểm bám mỏng chiếm diện tích nhỏ khi kiểm tra nồng độ hóa chất phát hiện thay đổi thì đã quá muộn. Ống đồng trong giàn trao đổi nhiệt thường khá sát nhau và đặt so le nên phương pháp loại bỏ cơ thường không thực hiện được trong trường hợp này.

8, Linh kiện khác

Những hạng mục này thường không nằm trong chế độ bảo dưỡng định kì nhưng cần được kiểm tra thay thế khi cần thiết
- Khớp nối và Giảm trấn cao su. thay thế khi vỡ, hư hỏng
- Dây đai truyền động
-Ống cao su cổ hút
-Mắt thăm dầu, thước thăm dầ
-Cao su chân động cơ, chân đầu nén, chân thùng dầu
-Ống nối chống dung / ống thủy lực dẫn dầu
-Ống khí điều khiển
-Cánh quạt làm mát...

9,Bảo dưỡng cụm nén

Cụm nén là trái tim của máy nén khí, Nó là bộ phận quan trọng nhất của một máy nén khí trục vít ngâm dầu. Đầu nén (Airend) là nơi tạo ra chênh lệch áp suất khí nén(tạo ra khí nén). Với một đầu nén thông thường tuổi thọ đầu nén kéo dài ít nhất 40.000h chạy máy. Một số hãng như Sullair, Atlas tuổi thọ có thể đạt 100.000h chạy máy.
Nhưng nó có thể bị trục trặc sớm hơn thời gian công bố nếu không được duy trì đúng cách. Một đầu nén có thể bị hư hại do nhiệt độ hệ thống cực cao, chất bẩn, nhiễm bẩn hay dị vật, hóa chất.

Để ngăn chặn sự phát triển của các điều kiện gây hại, bạn phải kiểm tra đầu trên cơ sở định kỳ. 
Bạn hãy kiểm tra các vấn đề sau trong mỗi lần kiểm tra đầu nén trong máy nén khí trục vít của bạn:

Nhiệt độ đầu nén quá nóng: 
Đầu nén được xây dựng để chịu được phần nhiệt của nó. Các vấn đề nội tại máy nén như giàn trao đổi nhiệt bẩn, thông gió, lọc, dầu...có thể đẩy nhiệt độ vượt quá ngưỡng chấp nhận được. Theo dõi mức nhiệt của máy nén khí một cách thường xuyên để đảm bảo rằng các bộ phận bên trong không tạo ra quá nhiều nhiệt.

Tuy nhiên hiện tượng nhiệt độ cao là một vấn đề xuất phát từ nhiều nguyên nhân, rất thường gặp ở trong quá trình xử dụng. Huy có 01 bài riêng đề cập đến máy nén khí nhiệt độ cao.

Dầu máy nén khí: 
Như với bất kỳ cơ chế chuyển động cơ khí bên trong nào, đầu nén có thể bị mòn vì không được bôi trơn đầy đủ. Ma sát giữa các bộ phận kim loại được bôi trơn kém có thể tạo ra nhiệt dư thừa và đặt ra một chuỗi các vấn đề.

Ngưng tụ nước: 
 Nếu bạn không xả nước cho máy nén khí hàng ngày, sự ngưng tụ có thể lan truyền khắp các thành phần bên trong và gây ra các vấn đề về hệ thống. Ngưng tụ nước cũng có thể là một vấn đề nếu máy nén khí thiếu thông gió đầy đủ, đặc biệt là nếu hoạt động trong điều kiện nhũ tương hoặc ẩm ướt.

Ăn mòn rỉ sét: 
 Nếu ăn mòn hoặc rỉ sét phát triển trên đầu nén hoặc bất kỳ thành phần lân cận của máy nén khí. Điều đó chứng tỏ máy nén không được duy trì bôi trơn đầy đủ, thoát nước kịp thời. Các hình thức ăn mòn khi các bề mặt của các bộ phận kim loại hấp thụ độ ẩm hoặc phải đối mặt với ma sát nội bộ do sự bôi trơn không đầy đủ.

Quá áp suất cục bộ đầu nén: 
 Nếu máy nén khí gây áp lực quá nhiều chỉ để hoạt động ở mức thông thường, các bộ phận bên trong đã mất khả năng hoạt động bình thường. Một đầu nén có thể bị buộc phải làm quá sức nếu trục vít quá nóng do thiếu chất bôi trơn.

Điều chỉnh điều khiển sai: 
Trong một số trường hợp, đầu nén sẽ hao mòn với tốc độ tăng tốc do cài đặt không đúng. Kĩ thuật vận hành khai thác, giám sát khu vực máy nén khí tất cả nên được đào tạo thông thạo thiết lập thích hợp của một máy nén khí nhất định, đồng thời theo dõi các cài đặt này hàng ngày.

Rung động: 
 Nếu một máy nén khí làm rung động bất thường, các bộ phận bên trong có thể chịu đựng sự căng thẳng quá mức. Các rung động lạ cần được đánh giá như một sự cố khẩn cấp, máy nén cần phải được tắt và kiểm tra các vấn đề về đầu nén càng sớm càng tốt.

Rò rỉ dầu phớt chắn dầu: 
Nếu dầu rò rỉ, dầu của máy nén khí sẽ được thoát. Rò rỉ dầu khiến cho tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn lãng phí khi chúng dẫn đến ma sát cơ học và máy nén quá nóng. Nếu bạn phát hiện rò rỉ dầu, hãy tắt máy nén và kiểm tra vấn đề ngay lập tức.

Tiếng ồn lớn: 
Cũng giống như với rung động, tiếng ồn lạ và khác thường từ một máy nén khí nên được coi là lỗi cần dừng khẩn cấp. Trong một máy nén khí trục vít quay, một tiếng ồn bất thường thường sẽ là kết quả của vòng bi đầu nén mòn. Đặc biệt chú ý đến rò rỉ dầu và tiếng ồn lạ từ vòng bi động cơ vì đây là hai chỉ số chính của các vấn đề sắp xảy ra với máy nén khí.

10, Sấy, lọc, thiết bị phụ trợ

Thành phần thiết bị phụ trợ nhiều hay ít phụ thuộc yêu cầu chất chất lượng khí nén xử dụng cho dây chuyền.

1,Bình tích áp, đường ống truyền tải.
không áp dụng chế độ bảo dưỡng định kì với nhu cầu xử dụng khí cho nhà máy thông thường. Có áp dụng vệ sinh rỉ sét, bụi bẩn, làm sạch bề mặt không tạo điều kiện vi khuẩn phát triển với hệ thống khí nén dùng cho y tế, chế biến thực phẩm tiếp xúc trực tiếp, dược phẩm...Bình khí nén đạt chuẩn cần có cửa vệ sinh

2,Máy sấy tác nhân lạnh
Hoạt động như một điều hòa không khí. Sấy tác nhân lạnh sẽ làm hạ nhiệt độ khí nén. Lý tưởng cho một máy sấy khí là nó hạ nhiệt độ khí nén xuống 0~10 độC. Một số thương hiệu máy xuất xứ Hàn Quốc có thêm giàn làm mát(affter cooler)lắp sau máy nén trước máy sấy. Chức năng giàn làm mát giúp hạ nhiệt độ khí nén sau máy nén cao xuống gần nhiệt độ môi trường. Nhờ vậy nó giúp máy sấy hoạt động tiết kiệm năng lượng hơn.

3,Máy sấy hấp thụ
Được dùng cho ngành y tế, dược phẩm, điện tử công nghệ cao
4,Lọc đường ống
5,Van xả nước

0 Nhận xét